Bóng dáng Vạn Thịnh Phát phủ khắp các dự án bất động sản siêu khủng ở TP.HCM

Nữ tỷ phú người Việt gốc Hoa Trương Mỹ Lan, bà chủ đứng đầu Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, người từng được đánh giá là giàu có nhất nhì Việt Nam bị bắt giữ có lẽ là một trong những tin chấn động nhất tuần qua. Người ta gọi Vạn Thịnh Phát là “đế chế” là có nguyên do, dòng họ nhà Trương cũng như Tập đoàn gắn liền với tên tuổi của họ là 1 trong những dòng họ có thế lực mạnh nhất TP.HCM, có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Thành phố.

Bà Trương Mỹ Lan xuất thân là chủ sạp buôn vải ở chợ Soái Kình Lâm. Năm 1992, sau khi có chính sách đổi mới, bà thành lập Siêu thị TNHH Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng. Quy mô rất nhỏ và hoạt động thương mại là chính.

Năm 2007, sau khi kết hôn với Chu Lập Cơ, doanh nhân người Hong Kong, không biết nguồn lực khủng từ đâu, Công ty của Trương Mỹ Lan chuyển sang kinh doanh bất động sản, với vốn điều lệ lên tới 6.000 tỷ. Vạn Thịnh Phát, với khoảng 20 công ty và ngân hàng con đã phát triển như diều gặp gió, thâu tóm các khu đất vàng vùng Trung tâm Sài Gòn và khu vực lõi của Chợ Lớn.

Đến cuối năm 2019, Vạn Thịnh Phát tăng vốn điều lệ lên tới 13.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức (7.200 tỷ đồng) khi đó. Vạn Thịnh Phát đặt ra mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu của Việt Nam về kinh doanh nhà hàng khách sạn và đầu tư phát triển bất động sản.

Liên tục thâu tóm quỹ đất khủng của Thành phố

Xuất thân là một thương nhân, bà Lan đã khiến dư luận không khỏi trầm trồ khi DN do bà lãnh đạo dám chi 10.000 tỷ đồng để thâu tóm tòa tháp nổi tiếng bậc nhất TP khi đó là Vincom Centre A (TP.HCM) sau đó đổi tên thành Union Sq.. Rồi tới tháng 8/2015, báo chí lại một phen xôn xao khi Vạn Thịnh Phát đầu tư vào Thuận Kiều Plaza và phá toàn bộ tòa nhà này để xây mới.

Khu vực nằm trong bán kính 1km2 phố đi bộ Nguyễn Huệ được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á. Trên con đường trị giá tỉ đô la này, Vạn Thịnh Phát được cho là sở hữu hàng loạt dự án như Times Square, Uinon Square, khách sạn Duxton, VTP Office Building…

Ngoài ra, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương nghiệp An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence…. Gia tộc bà Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở ngay trung tâm quận 3.

Chưa dừng lại ở đó, vòi bạch tuộc của gia tộc họ Trương còn vươn mạnh hơn nữa khi hồi tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD, thuộc phường Phú Thuận, quận 7 với tổng diện tích 118ha, nhưng hơn 1 năm qua dự án này vẫn còn “án binh bất động”.

Các dự án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang sở hữu

Với số bất động sản khủng mà VTP đang nắm giữ, tương ứng tài sản của Vạn Thịnh Phát đến nay cộng dồn đã lên con số hàng trăm nghìn tỷ. Và đi đến bất cứ đâu, gặp một nhà hàng, một khách sạn lớn ở TP.HCM khả năng cao đều thuộc quyền sở hữu của gia tộc họ Trương.

Còn nhớ năm 2014, tội phạm Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông vận tải) từng khai đã nhận của bà Trương 20 tỉ để lót tay cho việc chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn. Chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể thấy thế lực và khả năng thao túng của Vạn Thịnh Phát trong kế hoạch thâu tóm đất đai của bà lớn cỡ nào.

Sự giàu có của bà chủ VTP thực sự không hề ảo khi mà bà và chồng bà là Chu Nap Kee Eric đều nằm trong Hồ sơ Panama (“Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài). Rõ ràng, mặc dù sinh sống ở VN, hai vợ chồng bà không hề có ý định đóng góp chút gì cho đất nước, thay vào đó kiếm được bao nhiều tiền vợ chồng bà đều chuyển hết sang Thiên đường trốn thuế.

Sức mạnh truyền thông của bà chủ Trương Mỹ Lan

Ở Việt Nam, bà chủ Trương Mỹ Lan rất kín tiếng, sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát và các công ty do bà Lan nắm cổ phần không hề rõ ràng mà luôn được bưng bít thông tin cẩn thận, số lần xuất hiện trên truyền thông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này cho thấy VTP không tiếc tay bung tiền cho truyền thông để giữ gìn hình ảnh.

Bề nổi, ta chỉ thấy Vạn Thịnh Phát làm từ thiện rất nhiều, ủng hộ rất nhiều khiến nhiều người còn cảm thấy khó tin và kinh ngạc. Chỉ trong đợt chống dịch Covid vừa rồi, VTP tài trợ rất khủng. Hãy đọc các báo thấy:

– Ủng hộ Quỹ vacxin 1450 tỷ đồng.
– Ủng hộ xây biếu không bệnh viện dã chiến 9A ở Bình Chánh.
– Xây biếu không bệnh viện dã chiến trên đường Đào Trí, Quận 7.
– Cải tạo 2 tầng thương mại của Chung cư cao nhất Chợ Lớn Thuận Kiều Plaza thành Bệnh viện dã chiến số 5.
– Ủng hộ 450 tỷ cải tạo Bệnh viện công An Bình.
– Mới đây, ủng hộ 1000 tỷ (47 triệu đô) để Thành phố nhập 5 triệu liều vacxin Vero Cell của Trung Quốc.

Còn thực tế, trái ngược với sự giàu có bề nổi của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, tình hình kinh doanh của VTP lại không mấy sáng sủa. Tình hình tài chính của Vạn Thịnh Phát từng được tiết lộ vào năm 2019. Theo đó, quy mô tổng tài sản của công ty mẹ vào cuối năm 2019 là 15.464 tỉ đồng và có hơn 2.000 tỉ đồng lợi nhuận giữ lại. Đây là số lợi nhuận được ghi nhận từ nhiều năm trước trên báo cáo của tập đoàn. Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát không sở hữu cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp, do đó không hợp nhất kết quả kinh doanh và chỉ ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn. Kết quả là lợi nhuận của công ty mẹ chỉ ghi nhận 24 tỉ đồng năm 2019 và dưới 10 tỉ đồng trong hai năm trước đó.

Riêng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, một mắt xích nằm trong hệ sinh thái của Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group), đã phát hành tới 3 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới gần 25.000 tỷ đồng, nhưng DN này lại làm ăn thất thoát và thua lỗ trầm trọng. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 155 tỷ đồng; năm 2019, con số này chỉ còn 37 tỷ đồng và đến sáu tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp thua lỗ gần 23 tỷ đồng.

Vậy thực sự VTP giàu lên là nhờ tài năng kinh doanh, tạo ra sản phẩm có giá trị hay chỉ là chiêu trò huy động vốn từ nhiều kênh như công ty tài chính và phát hành trái phiếu? Một doanh nghiệp làm giàu không tạo ra giá trị cho xã hội, đất nước mà chỉ tìm cách hút tiền của NĐT bằng các chiêu trò với mạng lưới công ty mờ ám thì kết quả cuối cùng thế nào thì đã rõ.

Nghiệm – Đường Hai Chiều

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.