Hàng vạn dân Hà Nội thiếu nước sạch, Công ty Aqua One của Shark Liên bị “điểm tên”

Ban Đô thị TP. Hà Nội đã điểm tên chủ đầu tư là Công ty CP nước Aqua One và Công ty nước mặt sông Đuống của Shark Liên thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện dự án theo tiến độ, hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch của hàng vạn dân.

Gian nan nối nước sạch về nông thôn

Bài 2: Thiếu nguồn xã hội hóa, nước sạch khó thấy ngày về - Ảnh 2.
Phó Chủ tịch VWSA Hạ Thanh Hằng. Ảnh: Viết Niệm

Theo báo cáo của Sở Xây dựng về đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước, UBND thành phố Hà Nội giao các nhà đầu tư triển khai 29 dự án xây dựng hệ thống trên địa bàn Thủ đô. Trong đó 22 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, 4 dự án đang triển khai thực hiện và 3 dự án nhà đầu tư chưa thực hiện.

Với riêng tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sạch nông thôn, Báo cáo của Ban đô thị (HĐND thành phố) cho biết, trên cơ sở danh mục 119 công trình tập trung, có 98 công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 21 công trình sử dụng vốn xã hội hóa, vốn doanh nghiệp. Cơ quan Thanh tra thành phố thu thập hồ sơ, kiểm tra 98 công trình có sử dụng vốn ngân sách. Kết quả cho thấy chỉ còn 70 công trình đang hoạt động. 9 công trình đầu tư dở dang, không đủ điều kiện đưa vào hoạt động. 19 công trình đã dừng hoạt động.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa cấp nước, đến hết năm 2020, thành phố đã kêu gọi 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước đầu tư và cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chia sẻ với PV, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) Hạ Thanh Hằng cho biết, về tỉ lệ cấp nước sạch nông thôn, mặc dù theo các báo cáo thì có khoảng 88% người dân được cấp nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, số người được sử dụng nước có chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế chỉ đạt khoảng 52%.

“Đây là con số vẫn thấp, nhưng chúng ta cần hiểu rằng vùng nông thôn chiếm diện tích rất rộng, khoảng 65%, nên muốn hoàn thiện hệ thống nước sạch thì phải thực hiện từng bước. Nơi chưa có nước, cần tiến hành cải tạo chất lượng nguồn. Nơi đã có, phải đảm bảo đạt được tiêu chuẩn”, Phó Chủ tịch VWSA chia sẻ.

Tuy nhiên, trước khi lo lắng về chất lượng nước, việc triển khai xây lắp hệ thống hạ tầng dẫn nước về với người dân là vấn đề còn nhiều nan giải. Theo đó, Chuyên gia ngành Cấp Thoát nước Trần Anh Tuấn cho hay, không giống như cấp nước tại đô thị vốn có tính cạnh tranh cao, đa số doanh nghiệp cổ phần hóa tham gia nên chất lượng cũng như hệ thống kỹ thuật cải thiện rất nhiều.

Ngược lại, nước sạch nông thôn chủ yếu được đầu tư từ nguồn ngân sách hoặc vốn ODA bởi hiệu quả kinh doanh kém. Doanh nghiệp đầu tư không có lời do khối lượng cấp ít, đường ống dài, nguồn khó khăn nên hạ tầng cấp nước nông thôn hiện nay còn rất thiếu thốn.

Dấu hỏi về tiềm lực đơn vị cấp nước sạchNhững vướng mắc nêu trên dẫn đến tình trạng ngay tại Thủ đô Hà Nội, còn hàng vạn người dân đang mong chờ nước sạch như Dân Việt đã nêu trong bài viết “Hàng vạn hộ dân khát nước sạch giữa thủ đô Hà Nội: Vì đâu?”. Bên cạnh tác động khách quan, tiềm lực doanh nghiệp cũng khiến lộ trình hoàn thiện hệ thống cấp nước phục vụ người dân gặp nhiều trắc trở.

Ví dụ như công ty Nước sạch số 2 Hà Nội (HAWATER), theo tìm hiểu của PV Dân Việt, đây là công ty con của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội – doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này chỉ khoảng 15 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm 22 tỷ so với năm 2021, còn 1.294 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 191 tỷ đồng, giảm 54 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Hiện nay, do còn “mắc” ở nhiều dự án như cải tạo trạm cấp nước Sài Đồng, dự án đấu bổ sung khu vực Đông Anh, dự án hoàn thiện hệ thống cấp nước cho thị trấn Quang Minh, Chi Đông, Mê Linh… khiến chi phí xây dựng dở dang của HAWATER đang ở mức 63 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thực hiện các dự án cấp nước cho nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố, khoản nợ của HAWATER tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Nước sạch số 2 cũng dài dằng dặc với tổng nợ là 282,2 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều dự án có sự tham gia của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (HAWACOM) với vai trò Chủ đầu tư cũng đang chậm tiến độ. Cụ thể, Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước sạch Sông Hồng, quy mô công suất 300.000m3/ngđ, nhà đầu tư là Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng (HAWACOM nắm 20% vốn), tiến độ hoàn thành năm 2022. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang triển khai xây dựng.

Bài 2: Thiếu nguồn xã hội hóa, nước sạch khó thấy ngày về - Ảnh 3.
Khu vực trạm bơm nước từ Sông Hồng của Nhà máy nước sạch Sông Hồng còn dở dang. Ảnh: Vũ Khoa

Tại Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân Trì, tiến độ hoàn thành Quý I/2018. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang nghiên cứu, khảo sát lập số liệu, hoàn thiện thủ tục đầu tư và giải pháp kỹ thuật để nâng công suất nhà máy trên cơ sở hạng mục công trình hiện có. HAWACOM là Chủ đầu tư dự án và vừa Ban Đô thị – HĐND thành phố Hà Nội nhắc tên trong Báo cáo về kết quả giám sát tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố.

Doanh nghiệp tư nhân ngoảnh mặt vì khó thu lời

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, đến hết năm 2020, thành phố đã kêu gọi 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước sạch trên địa bàn. Trong đó 11 dự án phát triển, dự kiến nâng công suất nguồn lên khoảng 2,3 triệu m3/ngày đêm. 29 dự án phát triển mạng lưới cấp nước để khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho 96% người dân khu vực nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được dựa trên sự tham gia tích cực của một số doanh nghiệp, Ban Đô thị thành phố cũng “điểm mặt” các nhà thầu như Công ty CP nước sạch sông Đà; Công ty CP nước Aqua One do chậm triển khai các nhà máy.

Đáng nói, Aqua One của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) còn bị Ban Đô thị thành phố liệt vào nhóm Chủ đầu tư có dự án không thực hiện. Cụ thể, Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho 90 xã thuộc các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai do Công ty CP nước Aqua One và Công ty nước mặt sông Đuống làm Chủ đầu tư tiến độ hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên đến nay các đơn vị chưa hoàn thiện các thủ tục để triển khai đầu tư.

Nguyên nhân chậm là do các sở ngành còn thiếu quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra và đôn đốc các Chủ đầu thực hiện dự án, bên cạnh đó năng lực chủ đầu tư còn hạn chế.

Mặt khác, Ban Đô thị thành phố nhận định về cơ bản, dù các dự án không có vướng mắc lớn. Nguyên nhân chậm chủ yếu là do các chủ đầu tư thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện dự án theo tiến độ, kế hoạch được phê duyệt. Một số Chủ đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ. Đặc biệt Ban Đô thị thành phố nhấn mạnh tình trạng một số dự án chậm là do chủ đầu tư tính toán đến hiệu quả nên chưa quyết liệt thực hiện.

TAG:

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.