Techcombank liên quan ra sao đến “siêu dự án” đầy tai tiếng Sài Gòn Bình An

Khi chấp thuận chủ trương đầu tư cách đây 24 năm, dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An được xem là một “siêu dự án” của TPHCM. Với diện tích ban đầu lên đến 120 ha, tọa lạc tại khu “đất vàng” thuộc quận 2, nay là Thành phố Thủ Đức. Thế nhưng, sau hơn 20 năm, siêu dự án này trải qua hàng loạt những cập rập, nhiều lần sang tay đổi chủ và vô vàn những vấn đề tài chính.

Cập rập từ khi bắt đầu

Khu đô thị Sài Gòn Bình An được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 1/1999 và được được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi đất năm 2021 và giao cho SDI Corp thực hiện.

Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dự án được chốt tổng diện tích còn 117,4ha, là dự án có quy mô lớn bậc nhất và vị trí đắc địa còn sót lại ở nội thành TPHCM, nằm ngay trục đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây giao với đường Đỗ Xuân Hợp.

Nói về chủ đầu tư, SDI Corp được thành lập vào năm 1999. Trong suốt nhiều năm, SDI được biết đến là thành viên của tập đoàn Him Lam. Siêu dự án này cũng từng được giới thiệu rộng rãi với tên gọi Him Lam Bình An.

Tuy nhiên, đến năm 2020, SDI diễn ra một cuộc sang tên đổi chủ. Ông Bùi Đức Khoa trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời là người đại diện pháp luật cho SDI thay cho ông Dương Minh Hùng. Ông Khoa chính là một trong 3 nhân viên bị bắt vì góp sức giúp bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn  Thịnh Phát, lập hàng trăm công ty “ma” để chiếm đoạt tài sản.

Quả thực, thời điểm chuyển giao ghế lãnh đạo SDI, ông Khoa cũng đồng thời là đại diện cho hàng loạt các công ty con trong “hệ sinh thái” của Vạn Thịnh Phát.

Sự phức tạp của Sài Gòn Bình An chưa dừng lại ở đây. Đến tháng 10/2021, Tập đoàn Him Lam bán lại dự án này cho 7 đối tác cùng góp vốn. Trong số các công ty rót tiền vào dự án, có một số cái tên đáng chú ý. Nổi bật nhất là một công ty bất động sản tên Công ty Cổ phần Osaka Garden.

Một đồng vốn “gánh” 28 đồng trái phiếu

Năm 2022, của Bộ Tài chính chỉ ra Osaka Garden có vốn sở hữu chỉ 270 tỷ đồng, nhưng phát hành tới 7.700 tỷ đồng trái phiếu. Tức là 1 đồng vốn của doanh nghiệp phải gánh đến 28 đồng trái phiếu. Đáng nói là từ năm 2018 đến 2020, công ty này không có hoạt động kinh doanh, doanh thu là 0 đồng. Trong 3 năm này, công ty lỗ báo lỗ tổng cộng 400 triệu đồng, nhưng vẫn “mạnh dạn” phát hành trái phiếu.

Và đặc biệt hơn nữa là Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán và bảo lãnh phát hành cho Osaka Garden chính là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) thuộc Ngân hàng Techcombank.

Tương tự như Osaka Garden, có 2 công ty cũng phát hành số lượng lớn trái phiếu rót vào Sài Gòn Bình An là Hoàng Phú Vương và Hoa Phú Thịnh, lần lượt là 4.670 tỷ và 3.130 tỷ đồng. Thậm chí, Hoàng Phú Vương có nhiều điểm tương đồng với Osaka Garden khi vốn sỡ hữu cũng thấp hơn nhiều lần giá trị trái phiếu phát hành, chỉ 800 tỷ đồng. Công ty này cũng không hề có hoạt động kinh doanh nhiều năm.

Li kì hơn nữa, trong khoảng thời gian phát hành trái phiếu, cả 3 doanh nghiệp này đều liên tiếp đưa tất cả các khoản lợi, lợi ích và tất cả khoản phải thu theo hoặc phát sinh từ việc đặt cọc và nhận chuyển nhượng dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An từ SDI Corp thế chấp tại Techcombank và… SCB.

Lại thay tướng đổi chủ

Chưa hết, đến giữa năm 2021, SDI lại chứng kiến một thương vụ đổi chủ khác. Bà Mai Thị Kim Oanh trở thành Chủ tịch HĐQT thay cho ông Bùi Đức Khoa. Bà Oanh đồng thời cũng là Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group và là cái tên tích cực, góp mặt trong nhiều thương vụ khác liên quan đến “hệ sinh thái” của tập đoàn địa ốc này.

Và phải đến khi Masteries bước chân vào SDI, dự án Sài Gòn Bình An mới bắt đầu rục rịch thi công, hơn 20 năm sau khi được phê duyệt. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm này, SDI bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt những sai phạm.

Theo đó, dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An đã thực hiện không đúng trình tự, quy định khi văn bản của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình vào ngày 1/9/2016. Thế nhưng, vào ngày 30/11/2015, UBND TP.HCM đã phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng.

Tiếp đó, UBND TP. HCM cũng không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe cho khối nhà ở, nhà ở kết hợp chung cư kết hợp thương mại dịch vụ, dẫn đến việc ký quỹ của SDI bị chậm trễ.

Bên cạnh đó, dự án này còn chưa thực hiện các thủ tục đầu và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định tại thời điểm được thanh tra. Mặc dù trước đó, vào ngày 15/2/2017, Thủ tướng đã chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An.

Bức tranh tài chính kém sắc

Sau khi được chuyển giao từ Vạn Thịnh Phát sang Masterise, SDI nhận được dòng vốn mạnh mẽ, đẩy tổng tài sản tới cuối năm 2022 lên tới hơn 97.000 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn nhất Việt Nam tính theo tiêu chí này.

Tuy nhiên, tổng nợ phải trả tại cuối năm 2022 lại lên tới 96.382 tỷ đồng, chiếm 99% cấu thành tài sản của SDI.

Lại nhắc đến TCBS, cần phải đề cập rằng ở báo cáo tài chính kiểm toán tính đến thời điểm cuối năm 2022, chiếm tới gần một nửa danh mục trái phiếu chưa niêm yết của TCBS là 3.167 tỷ đồng trái phiếu của SDI Corp.

Trong báo cáo tài chính cũng hiển thị trong năm 2022, TCBS cũng đã bán ra tổng cộng 11.250 tỷ đồng trái phiếu của lô SDICB21240001, thu lãi 80,6 tỷ đồng, điều này cho thấy công ty chứng khoán này đã nhiều lần thực hiện mua bán trái phiếu của SDI Corp.

Masterise là ai?

Masterise được nhắc đến là một thế lực bất động sản mới nổi gần đây trong những năm gần đây với những dự án đình đám như Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú….

Điều đáng chú ý là thành viên HĐQT của Masterise Group không ai khác chính là ông Hồ Anh Ngọc, em trai của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank. Ông Ngọc ừng giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masteries Group trong giai đoạn 2011 đến tháng 7/2012.

 

Chưa hết, vợ ông Ngọc là bà Nguyễn Hương Liên từng ừng làm đại diện phần vốn góp tại 6 công ty con của Masterise Group vào tháng 2/2020. Cả 6 công ty đều được thành lập vào tháng 2/2020, có vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Sau đó, trong khoảng thời gian từ 4/2020 đến 5/2020, vị trí của bà Hương được chuyển sang cho ông Trần Quốc Hoài (Phó tổng giám đốc Masterise Homes, đang là pháp chế bán thời gian tại Techcombank AMC).

Rõ ràng là không khó để thấy mối liên hệ mật thiết giữa Masterises và Techcombank, đặc biệt là trong các thương vụ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp có phần tại Sài Gòn Bình An, bao gồm cả SDI.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là trong suốt thời gian qua, vai trò của Techcombank trong những sai phạm và những khoản lỗ tại dự án Sài Gòn Bình An, cũng như những bất thường trong trái phiếu của các nhà đầu tư này ra sao?

Và cũng cần nhắc rằng, dù chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT tại SDI, ông Bùi Đức Khoa vẫn nắm giữ chức Tổng giám đốc SDI cho đến khi bị bắt. Điều này càng làm dấy lên những thắc mắc về mối tương quan giữa Vạn Thịnh Phát, Masteries và ngân hàng Techcombank trong dự án đầy trắc Sài Gòn Bình An.

Tác giả: Mộc Ngư

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.