“Bóng dáng” của Techcombank trong những khu đất vàng tai tiếng

Năm 2023 có thể nói là một năm rực lửa khác của công cuộc phòng, chống tham nhũng tại nước ta. Hàng loạt những cái tên xuất hiện trên danh sách dài những sai phạm, thiệt hại, cả trong khối nhà nước và tư nhân. Đáng nói là người ta lại “bóng dáng” của những ngân hàng được xem là nổi tiếng, tên tuổi trong nhiều vụ án.

Đất vàng trung tâm TPHCM “từ của công thành của ông”

Tháng 10/2023, Công an TPHCM khởi tố vụ án, khởi  tố bị can đối với ông Huỳnh Thế Năng, cựu Tổng giám đốc công ty Vinafood 2 và ông Đinh Trường Chinh, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Quảng cao – Xây dựng – Địa ốc Việt HĐân (Công ty Việt Hân). Ông Năng và ông Chinh cùng bị điều tra vì những sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Vụ án khiến hai người vướng lòng lao lý bắt nguồn từ khu đất BB971073 (gồm số 33 Nguyễn Du và 34, 36 và 42 Chu Mạnh Trinh). Trong một thương vụ giữa Vinafood 2 và Việt Hân, 4 lô đất vàng nằm ngay giữa trung tâm TPHCM từ của công bỗng hóa “của ông” trong một hành trình đầy lòng vòng và lắt léo.

Khu đất BB971073.

Theo kết luận điều tra, vào tháng 12/2015, Vinafood 2 và Việt Hân đã liên kết, góp vốn và thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (VHSG) với mục đích được nêu là để thực hiện dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại trên 4 khu đất này theo dạng nộp tiền sử dụng đất một lần. Trong đó, Vinafood 2 góp 20% vốn dưới hình thức tài sản trên đất và một phần quyền sử dụng đất. 80% còn lại (khoảng 570 tỷ đồng) do Việt Hân góp vón bằng tiền.

Trong thương vụ này, Việt Hân đã thực hiện nghĩa vụ tài chính rất đúng hạn khi nhanh chóng chuyển 80% vốn góp và Vinafood 2 sau đó cũng “mau mắn” đóng góp phần vốn của mình, chuyển nhượng của công cho đối tác. Một cách chóng vánh, đất công bị chuyển vào vào tay tư nhân chỉ với 730 tỷ đồng.

Bị can Đinh Trường Chinh (trái) và Huỳnh Thế Năng.

Cái giá này có thể nói là quá rẻ mạt cho một khu đất vàng rộng tới 6.300 m2, bởi cùng năm đó và cũng rất gần đó, mảnh đất 3.000m2 tại số 23 Lê Duẩn của Công ty Xổ số Kiến thiết TPHCM từng được bán đấu giá lên tới 1.430  tỷ đồng. Nói cách khác, Việt Hân đã thâu tóm được mảnh đất gần gấp đôi diện tích với cái giá chỉ bằng một nửa.

Thế rồi, trên mảnh đất vàng được bán rẻ mạt này được “sang tay” nhiều lần và bị thổi giá lên gần 7.300 tỷ đồng chỉ sau 11 tháng. Nhưng chưa hết, điều bất thường nhất nằm ở nguồn gốc khoản tiền góp vốn của công ty Việt Hân trong thương vụ này.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trước khi vào tay Việt Hân thì vào tháng 3/2015, cũng chính mảnh đất này đã được Vinafood 2 đem ra làm tài sản đảm bảo trong hợp đồng thế chấp tại ngân hàng Techcombank. Theo hợp đồng thế chấp này, khu đất này được định giá 696,47 tỷ đồng và Techombank sau đó đã giải ngân 518 tỷ đồng cho Vinafood 2. Đáng chú ý là hợp đồng thế chấp này lại không được công chứng, không đăng ký giao dịch đảm bảo.

Đến tháng 12/2015, tức thời điểm ký kết với Việt Hân, Vinafood 2 đã trả hết nợ gốc và lãi vai khoảng 550 tỷ đồng. Con số này “tình cờ” trùng hợp với số tiền góp vốn của Việt Hân. Rõ ràng, với khoản vay từ Techcombank, Vinafood 2 đã có thể tự chủ triển khai dự án mà không cần liên kết. Mục đích chính Đứccủa động thái này dường như hoàn toàn nhằm mục đích “biến của công thành của ông”.

Nếu thực sự số tiền thế chấp khu đất BB971073 đã di chuyển vòng vèo để vào tay Việt Hân “góp vốn” lên chính khu đất này, thì đây là một thủ thuật lấy mỡ cá rán cá tinh vi đến mức gần như hoàn hảo mà bên cho vay tiền, không ai khác ngoài ngân hàng Techcombank.

Đến đất vàng Thủ Đức

Nói bất thường của những khu đất vàng mà không nhắc đến một “siêu dự án” từ nổi tiếng hóa tai tiếng là cả một thiếu sót. Được phê duyệt từ những năm 1999, sau hơn 20 năm dậm chân tại chỗ, khu đô thị Sài Gòn Bình An từ chỗ là một dự án quy mô lớn bậc nhất của thành phố trở thành cái tên đầy tai tiếng, tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực.

Phối cảnh dự án.

Dự án rộng 117,4ha nằm ở ngay trục đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây giao với đường Đỗ Xuân Hợp do công ty SDI Corp (thành viên của Tập đoàn Bất động sản Him Lam) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, suốt gần 20 năm, dự án này hầu như đóng băng.

Đến năm 2020, SDI Corp thay đổi ban lãnh đạo công ty, ông Bùi Đức Khoa ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Nếu cái tên này khiến nhiều người thấy quen thuộc thì cũng không lạ, bởi ông Khoa là một trong các nhân viên thân tín bị bắt cùng bà Trương Mỹ Lan, Chủ tich Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do tiếp tay cho bà Lan thành lập hàng trăm công ty “ma” để chiếm đoạt tài sản.

Sau SDI Corp, Tập đoàn Him Lam tiếp tục bán lại dự án Sài Gòn Bình An cho 7 đối tác khác. Từ đây, cái tên Techcombank lại tiếp tục nổi lên.

Trong số các nhà đầu tư rót vốn vào Sài Gòn Bình An, Thanh tra Chính phủ phát hiện có đến 3 doanh nghiệp phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp hàng chục lần vốn sở hữu. Đơn cử như Công ty Cổ phần Osaka Garden.

Theo báo cáo năm 2022 của Bộ tài chính, vào năm 2021, Osaka Garden có vốn sở hữu chỉ 270 tỷ đồng nhưng phát hành tới 7.700 tỷ đồng trái phiếu, tức 1 đồng vốn của doanh nghiệp này phải gánh đến 28 tỷ đồng trái phiếu. Đáng nói hơn nữa là từ 2018 đến 2020, Osaka Garden không có hoạt động kinh doanh, doanh thu hoàng toàn bằng 0 và lỗ đến 400 triệu đồng.

Quang cảnh khu đất vàng Sài Gòn Bình An.

Và tổ chức đã tư vấn hồ sơ chào bán cũng như bão lãnh phát hành cho Osaka Garden trong phi vụ phát hành trái phiếu đầy rủi ro này là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thuộc… Techcombank.

Chưa hết, sau khi phát hành trái phiếu, Osaka Garden và 2 công ty khác (cùng có lượng trái phếu gấp nhiều lần vốn sỡ hữu) đều đồng luật đưa tất cả các khoản lợi, lợi ích và tất cả khoản phải thu theo hoặc phát sinh từ việc đặt cọc và nhận chuyển nhượng dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An từ SDI Corp thế chấp tại 2 ngân hàng Techcombank và SCB.

Cũng trong năm 2022, báo cáo tài chính của TCBS cho thấy công ty này đã bán ra tổng cộng 11.250 tỷ đồng trái phiếu liên quan đến SDI Corp, thu lãi hơn 80 tỷ đồng.

Bóng dáng hiện rõ

Cũng tại đất vàng Sài Gòn Bình An, chỉ khoảng một năm sau khi vào tay Vạn Thịnh Phát, SDI Corp lại bất ngờ đổi chủ thay tướng. Ông Khoa xuống làm Tổng giám đốc và nhường ghế Chủ tịch HĐQT cho bà Mai Thị Kim Oanh, Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group.

Masterise được xem là một thế lực lớn trong lĩnh vực bất động sản.

Điều đáng nói, ông Hồ Anh Ngọc, cựu Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Masterise Group và hiện là thành viên HĐQT cũng chính là em trai của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank. Hơn nữa, vợ ông Ngọc là bà Nguyễn Hương Liên cũng là đóng vai trò rất lớn tại tập đoàn địa ốc này.

Như vậy, sau 24 năm trì trệ và nợ nần, chủ đầu tư SDI Corp của dự án Sài Gòn Bình An từng bước được chuyển vào tay Masterise Group, tập đoàn có bóng dáng khó có thể phủ nhận của ông Hồ Hùng Anh và ngân hàng Techcombank. Trong quá trình này, không ít những sai phạm đã được chỉ ra và ít nhất, sự tham gia trực tiếp của công ty chứng khoán TCBS đã được nêu tên. Liệu rằng, còn bao nhiêu khuất tuất trong “hành trình” thâu tóm đất vàng Sài Gòn Bình An vẫn đang chờ được điểm mặt gọi tên?

Hạnh Văn

 

 

 

 

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.