FLC và những lẫn bị cưỡng chế thuế

Ngày 23/2, Tập đoàn FLC phát đi công bố đã nhân được quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản từ Cục Thuế TP Hà Nội.

Tập đoàn FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế hơn 91 tỉ đồng.

Theo công bố trên, số tiền cưỡng chế lần này là hơi 91 tỷ đồng, bao gồm hơn 15,2 tỷ tiền thuế thu nhập cá nhân, 61,7 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp; 3,2 triệu đồng tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính và 14,2 tỉ đồng tiền chậm nộp thuế.

Đồng thời, Cục Thuế TP Hà Nội cũng đã gửi 19 quyết quyết định đến các ngân hàng thương mại nơi FLC có tài khoản như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam…

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trước khi bị bắt.

Đây cũng không phải lần đầu tiên FLC bị cưỡng chế thuế. Lần đầu tiên tập đoàn này bị gọi tên từ sau khi cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt là vào giữa tháng 10/2023. Khi đó, tập đoàn này cũng nhận hơn 19 quyết định từ Cục Thuê TP Hà Nội, cưỡng chế 81,63 tỷ đồng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền chậm nộp.

Đến đầu tháng 1/2024, FLC lại tiếp tục bị nằm trong danh sách cưỡng chế thuế. Ngày 10/1, FLC tiếp tục công bố thông tin về quyết định của Cục Thuế TP.Hà Nội xoay quanh việc cưỡng chế thuế do nợ quá hạn. FLC bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn để thi hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp của Cục Thuế TP.Hà Nội, Chi cục Thuế TP.Hạ Long, Chi cục Thuế Khu vực Sầm Sơn – Quảng Xương và Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Số tiền bị cưỡng chế lên đến hơn 590,8 tỉ đồng.

Tổ hợp chung cư FLC Complex ở Phạm Hùng, Hà Nội.

Bên cạnh đó, FLC cũng bị cưỡng chế hơn 678,48 tỉ đồng để thực hiện thông báo tiền thuế nợ của các cơ quan quản lý thuế nói trên và để thực hiện thông báo về nộp tiền thuê đất ngày 6.12.2022 của Ban quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội. Tổng cộng, FLC bị cưỡng chế 1.270 tỷ đồng.

Đáng nói, vào thời điểm đó, tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của FLC tiếp tục là một ẩn số bởi doanh nghiệp đã ngừng công bố báo cáo tài chính từ quý 4/2022. Lý do mà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra là do chưa đạt được sự đồng thuận với đơn vị kiểm toán về ý kiến kiểm toán. FLC lúc này cũng chưa tổ chức được Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 mà chỉ tổ chức đại hội cổ đông bất thường niên năm 2024 vào ngày 2/1 nhưng không thành công do không đủ cổ đông tham dự.

Như vậy, sau 3 lần bị cưỡng chế thuế, tổng số tiền mà FLC bị cưỡng chế đã lên đến hơn 1.413 tỷ đồng và cũng khó có thể nói đây sẽ lần cưỡng chế thuế cuối cùng trong “chuỗi hạn” của tập đoàn FLC.

Hạnh Văn

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.