Dính sai phạm ở loạt vụ án, vì sao Ngân hàng MSB vẫn nhận giải thưởng “Ngân hàng của năm”?

Hai vụ án lớn đang bị điều tra, xử lý gồm vụ Vinafood 2 thâu tóm đất vàng, đến vụ Tập đoàn Sen Tài Thu l.ừa đ.ảo chiế.m đo.ạt hàng nghìn tỷ đều có bóng dáng của Ngân Hàng MSB. Ngân hàng MSB thậm chí còn dính loạt tai tiếng: tự ý thay đổi thông tin cá nhân khách hàng để bán bảo hiểm, bội tín với khách hàng khi đứng ra bảo lãnh cho vay,… Không hiểu bằng phương thức gì, Ngân hàng MSB vẫn nhận giải thưởng Ngân hàng của năm 2023 một cách ngoạn mục.

Như Đường Hai Chiều đã đưa tin, từ 4 miếng đất vàng nằm ở vị trí hot nhất Quận 1, TPHCM, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong vụ án Vinafood 2 đã thổi giá đất từ 730 tỷ lên gần 2.000 tỷ và ăn lời chênh lệch. Vụ án đã bị Công an TPHCM chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can và 2 cá nhân có liên quan là Huỳnh Thế Năng (cựu tổng giám đốc Vinafood 2) và Đinh Trường Chinh (cựu giám đốc Công ty địa ốc Việt Hân) đã bị bắt. Để phi vụ trót lọt và thổi giá thu lời nghìn tỷ như vậy, một phần có sự tiếp tay không nhỏ đến từ Ngân hàng MSB.

Đơn cử, trong vụ chuyển nhượng vốn góp lần thứ hai diễn ra vào ngày 30/1/2016, Công ty Việt Hân chuyển nhượng ngang giá 99% vốn góp là 729 tỷ đồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn cho bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng và chỉ giữ lại 1%.

Để thực hiện được vụ chuyển nhượng này, vào ngày 15/2/2016, bà Hồng đã ký lập 9 ủy nhiệm chi tại Ngân hàng MSB, với tổng số tiền 792 tỷ đồng/9 ủy nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của bà tại Ngân hàng MSB vào tài khoản của Công ty Việt Hân cũng tại ngân hàng này. Đáng chú ý, mặc dù, bà Hồng ký lập 9 ủy nhiệm vào ngày 15/2/2016, nhưng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tại Văn bản số 1196/QLXNC-P5 vào ngày 24/4/2019 đã xác nhận bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng đã xuất cảnh trước đó 5 ngày, từ ngày 10/2/2016.

Liên quan đến đại gia Đinh Trường Chinh, vào ngày 29/4/2016, Chủ tịch HĐTV là đại diện theo pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký Hợp đồng thế chấp với Ngân hàng MSB, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Hợp đồng không số).

Tổng số tiền được vay là 1.683 tỷ đồng. Mục đích vay là tài trợ vốn cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông của bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn. Ngày 24/1/2017, Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông trả hết nợ gốc và lãi cho MSB.

Sau thương vụ hời to này, Công ty Việt Hân và Bất động sản Mùa Đông đã chuyển nhượng toàn bộ 100% phần vốn góp là 800 tỷ đồng là vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh cho 2 pháp nhân mới với giá trị chuyển nhượng ghi trong hợp đồng từ 1.980 tỷ đồng thành 2.250 tỷ đồng.

Vụ hàng trăm nhà đầu tư đổ tiền vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam và có nguy cơ mất trắng khi doanh nghiệp tuyên bố mình không có khả năng chi trả hiện vẫn chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, vai trò của Ngân hàng MSB (Maritime Bank) chắc chắn là không nhỏ khi nhiều nhân viên của Ngân hàng này có tham gia tư vấn cho các khách hàng đầu tư vào Sen Tài Thu.

Sai phạm của Ngân hàng MSB không dừng ở đó. Không chỉ bị khách hàng đâm đơn tố cáo về việc gửi tiết kiệm nhưng bị nhân viên tư vấn lái sang mua bảo hiểm nhân thọ Prudential, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa bị một Công ty tố cáo đã vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán, né tránh giải quyết hai khoản tạm ứng đã được ngân hàng này phát hành chứng thư bảo lãnh. Hiện Cơ quan Công an và Thanh tra, Giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước đã nhận được các đơn tố cáo này.

Với sai phạm dày đặc kể trên, không hiểu sao mới đây Ngân hàng MSB vẫn được vinh danh là “Ngân hàng của năm 2023” do The Banker, ấn phẩm của Tạp chí tài chính quốc tế The Financial Times trao tặng. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực và thành quả của MSB trên các phương diện: Kết quả kinh doanh, quản trị rủi ro và sản phẩm dịch vụ.

Trái ngược với giải thưởng kể trên, hiện MSB lại được cho là có tình hình tài chính rất đáng báo động khi gánh nợ trái phiếu và các khoản dư nợ tín dụng bất động sản đang ở trạng thái ng.uy h.iểm. Hiện MSB đang phải đối mặt với các rủi ro lớn vì có tới 11,99% dư nợ tín dụng nằm trong lĩnh vực bất động sản. Với bối cảnh thị trường bất động sản lao dốc như hiện tại, MSB thực sự đang gặp khó khi tình trạng mất khả năng thanh toán kể cả trái phiếu xảy ra với một loạt doanh nghiệp.

MSB cũng đang phải đối mặt với tổng nợ phải trả rất lớn, lên tới 186.704 tỷ, tăng so với năm 2021 là 181.673 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu năm 2022 là 213.418 tỷ đồng. Và năm 2021 là 203.765 tỷ đồng.

Đường Hai Chiều

 

Bình luận (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.